Thuyết minh biện pháp thi công ép cọc nhà 5 tầng

23Th6 - by Nhà đẹp 999 . net - 0 - In TIN TỨC

+ Tham gia nhóm Zalo chia sẻ tài liệu
+ Zalo hỗ trợ 0912.07.64.66 bạn cần tìm tài liệu gì nhắn tin zalo này
+ Xem thêm: Thư viện xây dựng VIP

Trong quá trình làm hồ sơ dự thầu thì việc lập biện pháp thi công là quá trình không thể tách rời.

Chính vì vậy hôm nay Hồ sơ xây dựng .com xin giới thiệu thuyết minh biện pháp thi công ép cọc nhà 5 tầng

Download Thuyết minh biện pháp thi công ép cọc nhà 5 tầng

Tệp đính kèm: Thuyết minh biện pháp thi công ép cọc nhà 5 tầng.rar

MÔ TẢ CHI TIẾT

Thuyết minh biện pháp thi công ép cọc nhà 5 tầng

Hình ảnh Phối cảnh nhà 5 tầng có kiến trúc hợp lý

THUYẾT MINH

BIỆN PHÁP THI CÔNG

I. CƠ SỞ LẬP BIÊN PHÁP THI CÔNG

  • Hồ sơ mời thầu xây lắp công trình .
  • Các tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN.
  • Điều kiện và năng lực nhà thầu .
  • Kết hợp với tham quan thực tế tại hiện trường.

II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA GÓI THẦU :

1 . Khái quát chung:

Công trình cấp II ,5 tầng kết cấu khung chịu lực trên nền móng cọc ép  tổng diện tích  nhà làm việc 1759 m2.Bậc chiụ lửa : bậc II – tiêu chuẩn 2622-78.

Trước khi thi công công trình chính là nhà làm việc 5 tầng thì cần phá dỡ giải phóng mặt bằng một số nhà cũ nằm trong khu vực thi công. Biện pháp phá dỡ cụ thể được chúng tôi trình bày ở phần thuyết minh phá dỡ.

Công trình được xây dựng nằm trong trung tâm thành phố Nam Định mặt chính tiếp giáp đường Trần Nhật Duật chiều rộng lòng đường rộng 12m chiều rộng vỉa hè 7m .Nên điều kiện hạ tầng kĩ thuật tương đối thuận lợi như :

Hệ thống điện bao gồm các cột và dây cáp trên trục hè đường, tại khu vực hè có trạm biến áp rất thuận tiện cho việc cung cấp điện.

Hệ thống cung cấp nước sạch thành phố dọc theo hè đường.

Hệ thống tông tin liên lạc thuận lợi, các đường trục thông tin nằm trên vị trí hè đường.

2.Đặc điểm của gói thầu

Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu cộng với tham quan thực tế, nhà thầu rút ra những đặc điểm chính của gói thầu  như sau:

Gói thầu xây lắp trung tâm phòng chống HIV/AIDS của tỉnh Nam Định là công trình nhà cao tầng nằm trong lòng thành phố, điều kiện thi công chật  hẹp. Nhưng phải đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh chung của thành phố. Do vậy để đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình, chúng tôi đã lập biện pháp thi công chi tiết cùng các yêu cầu kĩ thuật kèm theo trong thuyết minh biện pháp thi công.

3. Kết luận

Nhà thầu  chúng tôi là đơn vị có bề dày nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công nhà cao tầng với đội ngũ cán bộ kĩ sư, kĩ thuật giàu kinh nghiệm, công nhân lành nghề. Hệ thống máy móc phục vụ thi công đồng bộ tiên tiến hiện đại như máy ép cọc thuỷ lực, máy xúc, vận thăng …Nhà thầu chúng tôi tự tin khẳng định có đủ năng lực và kinh nghiệm để thi công gói thầu này.

III. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG CHUNG

1.Quản lý chung của Công ty.

Tất cả mọi hoạt động của công trường được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của Công ty. Tiến độ và biện pháp thi công chi tiết, biện pháp về An toàn lao động phải được Công ty phê duyệt trước khi tiến hành thi công. Công ty sẽ giám sát toàn bộ quá trình thi công qua các báo cáo hàng tuần, hàng tháng gửi về, đồng thời cử cán bộ xuống công trường theo dõi, kiểm tra thực tế quá trình thi công & cùng với Ban chỉ huy công trường giải quyết những vấn đề vướng mắc phát sinh với Chủ đầu tư & Tư  vấn thiết kế.

2.Tổ chức thi công ngoài hiện trường:

Ban chỉ huy công trường: Gồm có Cán bộ của Công ty & các cán bộ giúp việc chỉ đạo thi công công trình.

          Chỉ huy trưởng công trường: Đại diện cho nhà thầu ở công trường, có trách nhiệm điều hành toàn bộ dự án – điều tiết các đơn vị thi công về tiến độ, quan hệ trực tiếp với chủ đầu tư để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thi công.

Bộ phận vật tư : Bộ phận vật tư cho dự án này là rất quan trọng, bởi dự án có nhiều chủng loại vật tư . Bộ phận này đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ vật tư cho công trình, không được làm ảnh hưởng tới tiến độ thi công công trình. Nhiệm vụ chính của cơ quan cung ứng vật tư là đặt và nhận hàng như: (Các chủng loại vật liệu xây dựng, bán thành phẩm, các chi tiết, cấu kiện, trang thiết bị phục vụ thi công công trình). Sau đó căn cứ vào tiến độ thi công cấp phát vật tư, trang thiết bị cho việc thi công (Đáp ứng theo bản tiến độ cung cấp vật tư và thiết bị cho công trình).

Đội ngũ cán bộ kỹ thuật: Gồm 2 kĩ sư có kinh nghiệm chuyên ngành phụ trách khi công trình lên cao sẽ có 1 người phụ trách ở trên và 1 người chịu trách nhiệm tổng thể đều  có thâm niên nhiều năm thi công công trình tương tự trực tiếp thi công các hạng mục công việc. Chỉ đạo thi công hạng mục của mình. Chịu trách nhiệm trước chỉ huy trưởng, chủ đầu tư về các vấn đề liên quan đến việc thi công như: Thay đổi thiết kế, phát sinh công việc, thay đổi vật tư, vật liệu đưa vào thi công công trình, tổ chức kiểm tra kỹ thuật v.v… thống nhất chương trình nghiệm thu, bàn giao với Chủ đầu tư. Chịu trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ hoàn công, thanh quyết toán theo giai đoạn và toàn bộ công trình.ngoài ra còn có các 3 kĩ thuật viên phụ trách chi tiết công việc

Đội ngũ công nhân: Các đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề có tay nghề cao, đủ số lượng tham gia thi công xây dựng công trình như: Các đội thợ bê tông, thợ cốt thép, thợ côp pha, thợ xây, thợ trang trí nội thất, thợ điện, thợ nước… Trong mỗi giai đoạn, được điều đến công trường để kịp tiến độ thi công.

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC THI CÔNG CỦA NHÀ THẦU

3. Bố trí tổng mặt bằng thi công:

Bố trí tổng mặt bằng thi công dựa trên tổng mặt bằng xây dựng bản vẽ thiết kế kĩ thuật thi công, trình tự thi công các hạng mục đề ra, có chú ý đến các yêu cầu và các quy định về an toàn thi công, vệ sinh môi trường, chống bụi, chống ồn, chống cháy, an ninh, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến hoạt động của các khu vực xung quanh.

Trên tổng mặt bằng thể hiện được vị trí xây dựng các hạng mục, vị trí các thiết bị máy móc, các bãi tập kết cát đá sỏi, bãi gia công cốp pha, cốt thép, các kho xi măng, cốt thép, dụng cụ thi công, các tuyến đường tạm thi công, hệ thống đường điện, nước phục vụ thi công, hệ thống nhà ở, lán trại tạm cho cán bộ, công nhân viên(Xem bố trí trên tổng mặt bằng xây dựng).

Vị trí đặt máy móc thiết bị:Vị trí đặt các loại thiết bị như cần vận thăng, máy trộn vữa phải phù hợp, nhằm tận dụng tối đa khả năng máy móc thiết bị, dễ ràng tiếp nhận vật liệu, dễ di chuyển.

Bãi để cát đá, sỏi, gạch:Vị trí các bãi cát, đá, sỏi là cơ động trong quá trình thi công nhằm giảm khoảng cách tới các máy trộn, máy vận chuyển.

Bãi gia công cốp pha, cốt thép: Cốp pha được dùng là cốp pha thép kết hợp cốp pha gỗ. Các bãi này được tôn cao hơn xung quanh 10-15cm, rải 1 lớp đá mạt cho sach sẽ, thoát nước. Tại các bãi này cốp pha gỗ được gia công sơ bộ, tạo khuôn. Cốp pha thép được kiểm tra làm sạch, nắn thẳng, bôi dầu mỡ, loại bỏ các tấm bị hư hỏng. Bãi gia công cốt thép được làm lán che mưa hoặc có bạt che khi trời mưa.

Kho tàng: Dùng để chứa xi măng, vật tư qúy hiếm, phụ gia. Các kho này được bố trí ở các khu đất trống sao cho thuận tiện cho việc xuất vật tư cho thi công, chúng có cấu tạo từ nhà khung thép, lợp tôn thuận lợi cho việc lắp dựng, di chuyển.

Nhà ban chỉ huy công trường: Được bố trí ở vị trí trung tâm để thuận tiện cho việc chỉ đạo thi công của công trường, Cấu tạo từ nhà khung thép, lợp tôn thuận lợi cho việc lắp dựng, di chuyển.

Nhà ở cho cán bộ, công nhân viên: Được bố trí xung quanh công trường ở các khu đất trống, các nhà này bố trí sao cho an toàn ít bị ảnh hưởng quá trình thi công, cấu tạo từ nhà khung thép hoặc gỗ, lợp tôn thuận lợi cho việc lắp dựng, di chuyển.Do công trình nằm ở vị trí chật hẹp nên trên công trường chỉ bố trí nơi nghỉ trưa cho công nhân nơi ăn ở sẽ được bố trí ở khu đất khác.

Điện phục vụ thi công: Nhà thầu chủ động làm việc với Chủ đầu tư, cơ quan chức năng sở tại để xin đấu điện thi công (làm các thủ tục, hợp đồng mua điện). Dây điện phục vụ thi công được lấy từ nguồn điện đến cầu dao tổng đặt tại phòng trực là loại dây cáp mềm bọc cao su có kích thước 3×16+1×10. Dây dẫn từ cầu dao tổng đến các phụ tải như máy trộn bê tông, thăng tải ….là loại cáp mềm bọc cao su có kích thước 3×10+1×6. Hệ thống cáp mềm cao su nếu đi qua đường xe chạy phải đặt trong ống thép bảo vệ và chôn sâu ít nhất 0,7m. Ngoài ra còn bố trí 03 máy phát điện dự phòng 250kVA phục vụ cho thi công khi mất điện.

Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng điện, tại cầu dao tổng bố trí tại nhà trực công trường có lắp aptômát để ngắt điện khi bị chập, quá tải.

Nước phục vụ thi công: Nhà thầu chủ động làm việc với Chủ đầu tư và Cơ quan chủ quản để xin cấp nước thi công. Nước được lấy từ nguồn nước gần công công trường , đầu họng nước nhà thầu lắp đồng hồ đo để xác định lượng nước sử dụng. Nước từ nguồn cấp được dẫn đến chứa tại các bể chứa tạm trên công trường.Trong trường hợp nguồn nước sinh hoạt có sẵn tại công trường không đủ để phục vụ thi công, chúng tôi tiến hành khoan giếng, xây dựng bể lọc nước, dàn mưa, tiến hành kiểm định chất lượng nước đảm bảo các quy định về nước thi công theo qui phạm.

Thoát nước thi công: Trong quá trình tổ chức thi công, nước sinh hoạt, nước mưa và nước dư trong quá trình thi công (nước ngâm chống thấm sàn, nước rửa cốt liệu) được thu về ga và thoát vào mạng thoát nước của khu vực qua hệ thống rãnh tạm. Toàn bộ rác thải trong sinh hoạt và thi công được thu gom vận chuyển đi đổ đúng nơi quy định để đảm bảo vệ sinh chung và mỹ quan khu vực công trường.

3. BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

3.1) Vật liệu đưa công trình

Các vật tư đưa vào công trình phải có nguồn gốc rõ ràng, có nhãn mác và trong thời hạn sử dụng, đảm bảo chất lượng và TCVN. Trước khi đưa vào công trình phải trình mẫu cho cán bộ Tư vấn giám sát, cán bộ chủ đầu tư để xét duyệt.

Một số loại vật tư chủ yếu dự kiến dùng cho công trình:

< >Cát: sông Hồng ,sông lô.Đá: 1×2 đạt tiêu chuẩn quy định.Xi măng: Bỉm Sơn, Hoàng Thạch, Nghi Sơn..Cốt thép : Thép Thái Nguyên hoặc loại tương đương trở lên.CÁC TIÊU CHUẨN, QUY PHẠM CỦA VIỆT NAM MÀ CHÚNG TÔI CAM KẾT ÁP DỤNG KHI THI CÔNG DỰ ÁN NÀY:

 

 

TỔ CHỨC THI CÔNG

TCVN 4055 :1985

NGIỆM THU CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

TCVN 4091 :1985

CỌC –PHƯƠNG  PHAP THÍ NGHIỆM BẰNG TẢI TRỌNG ÉP DỌC TRỤC

TCXD 269 : 2002

THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU CÔNG TÁC BÊ TÔNG NỀN MÓNG

TCVN 79     :1980

KẾT CẤU GẠCH ĐÁ, QUI PHẠM THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU

TCVN 4085 :1985

GẠCH ỐP LÁT – YÊU CẦU KỸ THUẬT

TCVN 4055 :1985

KẾT CẤU BÊ TỐNG CỐT THÉP TOÀN KHỐI

TCVN 6414 :1998

CÔNG TÁC HOÀN THIỆN TRONG XÂY DỰNG

TCVN 5674 :1992

BÊ TÔNG, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ĐỘ BỀN

TCVN 5440 :1991

XI MĂNG POÓCLĂNG

TCVN 2682 :1992

XI MĂNG – CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT

TCVN   139 :1991

CÁT XÂY DỰNG, YÊU CẦU KỸ THUẬT

TCVN 1770 :1986

ĐÁ DĂM, SỎI DÙNG TRONG XÂY DỰNG, YÊU CẦU KỸ THUẬT

TCVN 1771 :1987

BÊ TÔNG NẶNG-YÊU CẦU BẢO DƯỠNG ẨM

TCVN 5592 :1991

VỮA XÂY DỰNG, YÊU CẦU KỸ THUẬT

TCVN 4314 :1986

HƯỚNG DẪN PHA TRỘN VÀ SỬ DỤNG VỮA XÂY DỰNG

TCVN 4459 :1987

HỆ THỐNG CẤP NƯỚC BÊN TRONG, QUI PHẠM THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU

TCVN 4519 :1988

HỆ THỐNG ĐIỆN CHIẾU SÁNG TRONG NHÀ

TCVN 4125 :1985

TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC VỀ GỖ VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ GỖ

TCVN 1231 :1979

HỆ THỐNG TIÊU AN TOÀN LAO ĐỘNG

TCVN 2287 :1978

KẾT CẤU THÉP GIA CÔNG LẮP RÁP VÀ NGHIỆM THU-YÊU CẦU KỸ THUẬT

TCXD   170 : 1989

3.3) Qui trình thực hiện, kiểm tra từng công việc

Để đảm bảo thi công các hạng mục công trình đúng kỹ thuật, mỹ thuật, giảm bớt sai sót, nhà thầu đề ra Qui trình thực hiện, kiêm tra từng công việc như sau:

< >Bộ phận kỹ thuật của Ban chỉ huy công trường xem xét kiểm tra bản vẽ để triển khai thi công. Đề ra biện pháp thi công, kế hoạch thi công. Nếu phát hiện bản vẽ bị sai sót, bất hợp lý hoặc các cấu kiện cần phải triển khai chi tiết thì phải báo cáo lên Ban chỉ huy công trường Công ty để giải quyết.Sau khi nhận được báo cáo, Ban chỉ huy công trường công ty sẽ tiến hành triển khai chi tiết các cấu kiện, đề ra phương hướng sử lý các sai sót và trình duyệt với Chủ đầu tư và Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát để xem xét giải quyết. Các loại vật tư đưa vào thi công (đặc biệt là vật tư quí hiếm) cũng phải trình duyệt.Khi đã được phê duyệt bản vẽ, biện pháp, các mẫu vật tư nhà thầu tiến hành triển khai thi công trong sự kiểm tra giám sát của Ban chỉ huy công trường công ty, của kỹ thuật bên A, Tư vấn giám sát, Tư vấn thiết kế.Trước khi chuyển bước thi công, nhà thầu sẽ tiến hành kiểm tra nghiệm thu nội bộ. Nội dung kiểm tra là kích thước hình học, tim trục, cốt cao độ, độ chắc chắn kín khít của cốp pha, vị trí số lượng, đường kính, kích thước hình học của cốt thép, kiểm tra cốt liệu cho bê tông, nước thi công, các chhi tiết chôn sẵn.Sau khi kiểm tra, nghiệm thu nội bộ hoàn tất mới tiến hành nghiệm thu với Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát.Dùng các khối bêtông có kích thước 1.0 ´ 1.0 ´ 2.0 (m) có trọng lượng 5 (T) làm đối trọng, mỗi bên dàn ép đặt 9 khối bêtông có tổng trọng lượng là 45 (T)- Đặc biệt khi ép cọc trục 1 của  công trình do vướng bờ tường của công trình bên cạnh nên không thể chất tải đối xứng trên dàn ép mà ta phải chất tải bất đối xứng nên có điều kiện dự phòng số khối bê tông có thể nhiều hơn so với tính toán.

 

2.2.Công tác chuẩn bị:

      Chuẩn bị mặt bằng,dọn dẹp và san bằng các chướng ngại vật.

Vận chuyển cọc bêtông đến công trình. Đối với cọc bêtông cần lưu ý: Độ vênh cho phép của vành thép nối không lớn hơn 1% so với mặt phẳng vuông góc trục cọc. Bề mặt bê tông đầu cọc phải phẳng. Trục của đoạn cọc phải đi qua tâm và vuông góc với 2 tiết diện đầu cọc. Mặt phẳng bê tông đầu cọc và mặt phẳng chứa các mép vành thép nối phải trùng nhau. Chỉ chấp nhận trường hợp mặt phẳng bê tông song song và nhô cao hơn mặt phẳng mép vành thép nối không quá 1 mm

2.3.Trình tự thi công.

        Quá trình ép cọc trong hố móng gồm các bước sau:

a.Chuẩn bị:

– Xác định chính xác vị trí các cọc cần ép qua công tác định vị và giác móng.

-Nếu đất lún thì phải dùng gỗ chèn lót  xuống trước để đảm bảo chân đế ổn định và phẳng ngang trong suốt quá trình ép cọc.

-Cẩu lắp khung đế vào đúng vị trí thiết kế.

-Chất đối trọng lên khung đế.

-Cẩu lắp giá ép vào khung đế,dịnh vị chính xác và điều chỉnh cho giá ép đứng thẳng.

b. Quá trình thi công ép cọc:

Bước 1: Ép đoạn cọc đầu tiên C1, cẩu dựng cọc vào giá ép,điều chỉnh mũi cọc vào đúng vị trí thiết kế và điều chỉnh trục cọc thẳng đứng.

Độ thẳng đứng của đoạn cọc đầu tiên ảnh hưởng lớn đến độ thẳng đứng của  toàn bộ cọc do đó đoạn cọc đầu tiên C1 phải được dựng lắp cẩn thận, phải căn chỉnh để trục của C1 trùng ví đường trục của kích đi qua điểm định vị cọc. Độ sai lệch tâm không quá 1 cm.

Đầu trên của C1 phải được gắn chặt vào thanh định hướng của khung máy.. Nếu  máy không có thanh định hướng thì đáy kích ( hoặc đầu pittong ) phải có thanh định hướng. Khi đó đầu cọc phải tiếp xúc chặt với chúng.

Khi 2 mặt masát tiếp xúc chặt với mặt bên cọc C1 thì điều khiển van tăng dần áp lực. Những giây đầu tiên áp lực đầu tăng chậm đều, để đoạn C1 cắm sâu dần vào đất một cách nhẹ nhàng với vận tốc xuyên không quá 1 cm/ s.

Khi phát hiện thấy nghiêng phải dừng lại, căn chỉnh ngay.

Bước2:Tiến hành ép đến độ sâu thiết kế  (ép đoạn cọc trung gian C2):

Khi đã ép đoạn cọc đầu tiên C1 xuống độ sâu theo thiết kế thì tiến hành lắp nối và ép các đoạn cọc trung gian C2 .

Kiểm tra bề mặt hai đầu của đoạn C2 , sửa chữa cho thật phẳng.

Kiểm tra các chi tiết mối nối đoạn cọc và chuẩn bị máy hàn.

Lắp đặt đoạn C2 vào vị trí ép. Căn chỉnh để đường trục của C2 trùng với trục kích và đường trục C1. Độ nghiêng của C2 không quá 1 %.Trước và sau khi hàn phải kiểm tra độ thẳng đứng của cọc bằng ni vô .Gia lên cọc một lực tạo tiếp xúc sao cho áp lực ở mặt tiếp xúc khoảng 3 – 4 KG/cm2 rồi mới tiến hành hàn nối cọc theo quy định của thiết kế.

Tiến hành ép đoạn cọc C2. Tăng dần áp lực nén để máy ép có đủ thời gian cần thiết tạo đủ lực ép thắng lực masát và lực kháng của đất ở mũi cọc để cọc chuyển động.

Thời điểm đầu C2 đi sâu vào lòng đất với vận tốc xuyên không quá 1 cm/s.

Khi đoạn C2 chuyển động đều thì mới cho cọc chuyển động với vận tốc xuyên không quá 2 cm/s.

Khi lực nén tăng đột ngột tức là mũi cọc đã gặp lớp đất cứng hơn ( hoặc gặp dị vật cục bộ ) cần phải giảm tốc độ nén để cọc có đủ khả năng vào đất cứng hơn ( hoặc phải kiểm tra dị vật để xử lý ) và giữ để lực ép không vượt quá giá trị tối đa cho phép.

Trong quá trình ép cọc, phải chất thêm đối trọng lên khung sườn đồng thời với quá  trình gia tăng lực ép.Theo yêu cầu,trọng lượng đối trọng lên khung sườn đồng thời với quá trính gia tăng  lực ép.Theo yêu cầu,trọng lượng đối trọng phải tăng 1,5 lần lực ép .Do cọc gồm nhiều đoạn nên khi ép xong mỗi đoạn cọc phải tiến hành nối cọc bằng cách nâng khung di động của giá ép lên,cẩu dựng đoạn kế tiếp vào giá ép.

  Yêu cầu đối với việc hàn nối cọc :

< >Trục của đoạn cọc được nối trùng với phương nén.Bề mặt bê tông ở 2 đầu đọc cọc phải tiếp xúc khít với nhau, trường hợp tiếp xúc không khít phải có biện pháp làm khít.Kích thước đường hàn phải đảm bảo so với thiết kế.Đường hàn nối các đoạn cọc phải có đều trên cả 4 mặt của cọc theo thiết kế.Bề mặt các chỗ tiếp xúc phải phẳng, sai lệch không quá 1% và không có ba via.Ngày đúc cọc . Số hiệu cọc , vị trí và kích thước cọc . Chiều sâu ép cọc , số đốt cọc và mối nối cọc .Thiết bị ép coc, khả năng kích ép, hành trình kích,diện tích pítông, lưu lượng dầu, áp lực bơm dầu lớn nhất.áp lực dừng ép cọc.Loại đệm đầu cọc. Trình tự ép cọc trong nhóm. Những vấn đề kỹ thuật cản trở công tác ép cọc theo thiết kế , các sai số về vị trí và độ nghiêng.Tên cán bộ giám sát tổ trưởng thi công.          * Trên đây là toàn bộ kĩ thuật ép cọc cho phần cọc thí nghiệm cũng như thi công cọc đại trà.lưu ý phần cọc thí nghiệm phải tiến hành theo đúng tiêu chuẩn cọc thí nghiêm như thiết kế quy định và TCXD 269-2002 .Sau khi cọc thí nghiệm đạt tiêu chuẩn thiết kế và được đơn vị tư vấn thiết kế giám sát cho phép thì mới tiến hành thi công cọc đại trà.

3. Biện pháp thi công đào đất, lấp đất hố móng

a.Công tác đào đất hố móng:

Do thiết kế toàn bộ móng của các hạng mục công trình là móng cọc ép, cốt nền đặt móng – 1,75m,  khối lượng đào đất lớn, nền nhà thầu chọn giải pháp đào đất bằng máy kết hợp với sửa thủ công. Đất đào 1 phần được vận chuyển ra khỏi côngtrường đổ về bãi thải, một phần để lại xung quanh hố móng và các khu đất chưa khởi công để sau này lấp đất hố móng, tôn nền.

Máy đào sẽ đào đến cách cao độ thiết kế của hố móng (các đầu cọc) khoảng 50 cm thì dừng lại và cho thủ công sửa đến cao độ thiết kế .

Móng được đào theo độ vát thiết kế để tránh sạt lở

Trong quá trình thi công luôn có bộ phận trắc đạc theo dõi để kiểm tra cao độ hố móng.

b.Công tác lấp đất hố móng:

Công tác lấp đất hố móng được thực hiện sau khi bê tông đài móng và giằng móng đã được nghiệm thu và cho phép chuyển bước thi công. Thi công lấp đất hố móng bằng máy kết hợp với thủ công. Đất được lấp theo từng đợt và đầm chặt bằng máy đầm cóc Mikasa đến độ chặt thiết kế.

Đất lấp móng và cát tôn nền được chia thành từng lớp dày từ 20-25cm, đầm chặt bằng máy đầm cóc đến độ chặt ,kết hợp đầm thủ công ở các góc cạnh.

4. Biện pháp, yêu cầu cho công tác lắp dựng, tháo dỡ cốp pha.

Giải pháp cốp pha, dàn giáo cho dự án là cốp pha, dàn giáo thép định hình. Ngoài ra còn kết hợp với cốp pha và cây chống gỗ để lắp dựng cho các kết cấu nhỏ, lẻ.

Yêu cầu kỹ thuật của cốp pha:

Cốp pha và đà giáo được thiết kế và thi công phải đảm bảo độ cứng, ổn định, dễ tháo lắp, không gây khó khăn cho việc đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông.

Cốp pha phải được ghép kín, khít để không làm mất nước ximăng khi đổ và đầm bê tông, đồng thời bảo vệ được bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết.

Cốp pha dầm, sàn được ghép trước lắp đặt cốt thép, cốp pha cột được ghép sau khi lắp đặt cốt thép.

Lắp đặt ván khuôn móng cột.

– Ván khuôn đài cọc và dầm móng được lắp sau khi đã lắp dựng cốt thép

– Căng dây theo trục tim cột theo 2 phương để làm chuẩn  .

– Ghép vàn khuôn theo đúng kích thước của từng móng cụ thể .

– Xác định trung điểm của từng cạnh ván khuôn, qua các vị trí đó đóng các nẹp gỗ vuông góc với nhau để gia cường.

– Cố định ván khuôn bằng các thanh chống cọc cừ .

 Ván khuôn cột. 

– Trước tiên phải tiến hành đổ mầm cột cao 50mm để tạo dưỡng dựng ván khuôn. Lưu ý đặt sẵn các thép chờ trên sàn để tạo chỗ neo cho cốp pha cột.

– Gia công thành từng mảng có kích thước bằng kích thước của 1 mặt cột.

– Ghép các mảng theo kích thước cụ thể của từng cột.

– Dùng gông (bằng thép hoặc gỗ cố định ), khoảng cách các gông khoảng 50 cm .

– Chú ý : phải để cửa sổ để đổ bê tông, chân cột có trừa lỗ để vệ sinh trước khi đổ bê tông.

* Cách lắp ghép :

-Vạch mặt cắt cột lên chân sàn, nền .

– Ghim khung cố định chân cột bằng các đệm gỗ đặt sẵn trong lòng khối móng để làm cữ .

– Dựng lần lượt các mảng phía trong rồi đến các mảng phía ngoài rồi đóng đinh liên kết 4 mảng với nhau , lắp gông và nêm chặt.

– Dùng dọi kiểm tra lại độ thẳng đứng của cột.

– Cố định ván khuôn cột bằng các neo hoặc cây chống.

Ván khuôn dầm.

Gồm 2 ván khuôn thành và 1 ván khuôn đáy. Cách lắp dựng như sau :

– Xác định tim dầm .

– Rải ván lót để đặt chân cột .

– Đặt cây chống chữ T , đặt 2 cây chống sát cột, cố định 2 cột chống, đặt thêm một số cột dọc theo tim dầm .

– Rải ván đáy dầm trên xà đỡ cột chống T , cố định 2 đầu bằng

các giằng .

– Đặt các tấm ván khuôn thành dầm, đóng đinh liên kết với đáy dầm, cố định mép trên bằng các gông , cây chống xiên , bu lông .

– Kiểm tra tim dầm , chỉnh cao độ đáy dầm cho đúng thiết kế .

 Ván khuôn sàn .

– Dùng ván khuôn thép đặt trên hệ dàn giáo chữ A chịu lực bằng thép và hệ xà gồ bằng gỗ, dùng tối đa diện tích ván khuôn thép định hình, với các diện tích còn lại thì dùng kết hợp ván khuôn gỗ.

– Theo chu vi sàn có ván diềm ván diềm được liên kết đinh con đỉa vào thành ván khuôn dầm và dầm đỡ ván khuôn dầm.

Chú ý: Sau khi tiến hành xong công tác ván khuôn thì phải kiểm tra , nghiệm thu ván khuôn theo nội dung sau:

– Kiểm tra hình dáng kích thước theo Bảng 2-TCVN 4453 : 1995

– Kiểm tra độ cứng vững của hệ đỡ, hệ chống.

– Độ phẳng của mặt phải ván khuôn (bề mặt tiếp xúc với mặt bê tông).

– Kiểm tra kẽ hở giữa các tấm ghép với nhau.

– Kiểm tra chi tiết chôn ngầm.

– Kiểm tra tim cốt , kích thước kết cấu.

– Khoảng cách ván khuôn với cốt thép.

– Kiểm tra lớp chống dính,  kiểm tra vệ sinh cốp pha.

Công tác tháo dỡ ván khuôn:

Cốp pha đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt được cường độ cần thiết để kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng tác động khác trong giai đoạn thi công sau. Khi tháo dỡ cốp pha, đà giáo tránh gây ứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh đến kết cấu bê tông.

Các bộ phận cốp pha, đà giáo không còn chịu lực sau khi bê tông đã đóng rắn (cốp pha thành dầm, tường, cột) có thể được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ trên 50%daN/cm2.

Kết cấu ô văng, công xôn, sê nô chỉ được tháo cột chống và cốp pha đáy khi cường độ bê tông đủ mác thiết kế.

Khi tháo dỡ cốp pha đà giáo ở các tấm sàn đổ bê tông toàn khối của nhà nhiều tầng nên thực hiện như sau:

-Giữ lại toàn bộ đà giáo và cột chống ở tấm sàn nằm kề dưới tấm sàn sắp đổ bê tông

-Tháo dỡ từng bộ phận cột chống cốp pha của tấm sàn dưới nữa và giữ lại cột chống “an toàn” cách nhau 3m dưới các dầm có nhịp lớn hơn 4m.

Đối với cốp pha đà giáo chịu lực của kết cấu ( đáy dầm, sàn, cột chống) nếu không có các chỉ dẫn đặc biệt của thiết kế thì được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ là 50% (7 ngày) với bản dầm, vòm có khẩu độ nhỏ hơn 2m, đạt cường độ 70% (10 ngày) với bản, dầm, vòm có khẩu độ từ 2-8m, đạt cường độ 90% với bản dầm, vòm có khẩu độ lớn hơn 8m.

5. Biện phápthi công, yêu cầu kỹ thuật công tác cốt thép.

  a . Các yêu cầu của kỹ thuật.

Cốt thép đưa vào thi công là thép đạt được các yêu cầu của thiết kế, có chứng chỉ kỹ thuật kèm theo và cần lấy mẫu thí nghiệm kiểm tra theo TCVN 197: 1985

Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông cần đảm bảo:

-Bề mặt sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, không có vẩy sắt và các lớp gỉ

-Các thanh thép không bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc các nguyên nhân khác không vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính. Nếu vượt quá giơi  hạn này thì loại thép đó được sử dụng theo diện tích tiết diện thực tế còn lại.

-Cốt thép cần được kéo, uốn và nắn thẳng

-Cốt thép sau khi gia công lắp dựng vẫn phải đảm bảo đúng hình dạng kích thước, đảm bảo chiều dầy lớp bảo vệ.

b . Gia công cốt thép .

– Sử dụng bàn nắn, vam nắn để nắn thẳng cốt thép (với D =< 16) với D>= D16 thì dùng máy nắn cốt thép.

– Cạo gỉ tất cả các thanh bị gỉ.

– Với các thép D<=20 thì dùng dao, xấn, trạm để cắt. Với thép D> 20 thì dùng máy để cắt.

– Uốn cốt thép theo đúng hình dạng và kích thước thiết kế ( với thép D <12 thì uốn bằng tay, D>= 12 thì uốn bằng máy).

c . Bảo quản cốt thép sau khi gia công .

– Sau khi gia công, cốt thép được bó thành bó có đánh số và xếp thành từng đống theo từng loại riêng biệt để tiện sử dụng .

– Các đống được để  ở cao 30 cm so với mặt nền kho để tránh bị gỉ. Chiều cao mỗi đống <1,2m, rộng < 2m.

d . Lắp dựng cốt thép .

Quy định chung :

-Thép đến hiện trường không bị cong vênh.

-Trước khi lắp dựng thanh nào bị gỉ, bám bẩn phải được cạo, vệ sinh sạch sẽ.

– Lắp đặt cốt thép đúng vị trí, đúng số lượng, quy cách theo thiết kế cụ thể cho từng kết cấu.

– Lắp đặt phải đảm bảo chiều dày lớp bảo vệ ( dùng các con kê bằng BT ).

– Đảm bảo khoảng cách giữa các lớp cốt thép ( dùng trụ đỡ bằng bê tông hoặc cốt thép đuôi cá).

– Với các thanh vượt ra ngoài khối đổ phải được cố định chắc chắn tránh rung động làm sai lệch vị trí.

e. Lắp đặt cốt thép một số kết cấu cụ thể :

e.1 . Móng độc lập :

    Lắp thép đế móng,đế đài cọc ,đế dầm móng :

– Xác định trục, tâm móng, cao độ đặt lưới thép ở đế móng.

– Lắp lưới thép đế móng có thể gia công sẵn hoặc lắp buộc tại hố móng. Lưới thép được đặt trên các con kê để  đảm bảo chiều dày lớp bảo vệ.

   Lắp thép cổ móng .

– Xếp các thanh thép lên khung gỗ.

– Lồng cốt đai vào các thép đứng, các mối nối cốt đai phải so le không nằm trên cùng 1 thanh thép chịu lực.

– Buộc thép đai vào thép đứng.

– Cố định thép, có thể dùng gỗ đặt ngang qua hố móng.

  e.2 . Dựng buộc cốt thép cột :

– Kiểm tra vị trí cột .

– Cốt thép có thể được gia công thành khung sẵn rồi đưa vào ván khuôn đã ghép trước 3 mặt.

– Trường hợp dựng buộc tại chỗ thì bắt đầu từ thép móng, đặt cốt thép đúng vị trí rồi nối bằng buộc hoặc hàn, lồng cốt đai từ trên xuống và buộc với thép đứng theo thiết kế. Chú ý phải đảm bảo chiều dày lớp bảo vệ.

  e.3 . Cốt thép dầm .

– Chọn một số mẩu gỗ kê ngang ván khuôn để đỡ thép .

– Với các thanh nối thì phải chọn chỗ có mô men uốn nhỏ nhất .

– Dùng thước gỗ đánh dấu vị trí cốt đai vào, nâng hai thanh thép chịu lực lên chạm khít cốt đai rồi buộc, buộc hai đầu vào giữa, xong lại đổi 2 thanh thép dưới lên buộc tiếp.

– Sau khi buộc xong cốt đai thì hạ khung thép vào ván khuôn, hạ từ từ bằng cách rút dần các thanh gỗ kê ra .

g . Kiểm tra nghiệm thu cốt thép.

-Sau khi lắp dựng xong cốt thép vào công trình (cụ thể cho từng cấu kiện ) thì tiến hành kiểm tra và nghiệm thu cốt thép theo các phần sau :

– Hình dáng kích thước, quy cách.

– Vị trí cốt thép trong từng kết cấu do thiết kế quy định.

– Sự ổn định và bền chắc của cốt thép.

– Số lượng, chất lượng các bản kê làm đệm giữa cốt thép với ván khuôn.

  6.Biện pháp, thi công bê tông.

-Bê tông dùng cho công trình là bê tông được trộn bằng máy đổ băng thủ công vận chuyển lên các tầng nhà bằng xe cải tiến và vận thăng.

Sau đây trình bày cho công tác bê tông trộn tại hiện trường .

  a . Công tác chuẩn bị trước khi đổ bê tông.

  a.1. Vật liệu .

Đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, số lượng vật liệu chưa có tại chỗ phải có kế hoạch cung ứng kịp thời để đảm bảo thi công liên tục.

         Xi măng: Chủng loại xi măng và mác ximăng sử dụng phải phù hợp với thiết kế và các điều kiện, tính chất, đặc điểm môi trường làm việc của kết cấu công trình.

Việc bảo quản và vận chuyển ximăng phải tuân theo tiêu chuẩn TCVN 2682: 1992-Ximăng pooclăng

        Cát: Cát dùng để làm bê tông nặng phải thoả mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN1770:1986-Cát xây dựng-yêu cầu kỹ thuật

Bãi chứa cát phải khô rác, đổ đống theo nhóm hạt, theo mức độ sạch bẩn để tiện sử dụng và cần có biện pháp chống gió bay, mưa trôi và lẫn tạp chất.

         Đá, sỏi: Cốt liệu lớn phải đảm bảo theo tiêu chuẩn TCVN 1771-1986, ngoài ra cần phải đảm bảo các yêu cầu:

-Đối với bản, kích thước hạt lớn nhất không được lớn hơn 1/2 chiều dầy bản; không lớn hơn3/4 khoảng cách thông thuỷ nhỏ nhất giữa các thanh cốt thép và 1/3 bề dầy nhỏ nhất của kết cấu công trình

-Khi đổ bê tông bằng vòi voi, kích thước hạt lớn nhất không lớn hơn 1/3 chỗ nhỏ nhất của đường kính ống.

   Nước: Nước dùng cho trôn và bảo dưỡng bê tông phải đảm bảo tiêu chuẩn TCVN 4506: 1987 “Nước cho bê tông và vữa-Yêu cầu kỹ thuật”.

Các nguồn nước uống được đều có thể trộn và bảo dưỡng bê tông. Không dùng nước thải của các nhà máy, nước bẩn từ hệ thống thoát nước sinh hoạt, nước hồ ao chứa nhiều bùn, nước lẫn dầu mỡ để trộn và bảo dưỡng bê tông.

    a.2. Vệ sinh ô đổ :

– Kiểm tra lần cuối kích thước các bộ phận .

– Dọn sạch sẽ rác bẩn trong ô đổ, các chỗ không bằng phẳng thì phải san sửa lại cho phẳng.

– Với các ô đổ lam nham thì dùng nước rửa sạch (nhưng không để nước đọng lại trên bề mặt).

 a.3 . Kiểm tra ván khuôn cốt thép.

(Xem công tác ván khuôn cốt thép).

   a.4 . Chuẩn bị máy móc nhân lực, điện, nước .

– Kiểm tra lại các thiết bị thi công (máy trộn, máy đầm, thiết bị vận chuyển …).

– Chuẩn bị đường vận chuyển, điện, nước, bố trí đủ nhân lực.

   b . Trộn và vận chuyển vật liệu.

   b.1. Yêu cầu đối với vữa bê tông :

Vữa phải được trộn đều đồng nhất, có độ sụt hình côn thích hợp cho từng kết cấu, từng phương pháp trộn, có thời gian ninh kết > thời gian trộn + thời gian vận chuyển + thời gian thi công .

b.2 . Trộn bê tông bằng máy đặt tại công trường :

Bê tông cho tất cả các kết cấu của công trình đều được trộn bằng máy trộn bê tông 500lít đặt tại hiện trường.

Cấp phối (Xi măng, cát, đá ) phải đúng theo thiết kế – cấp phối được nhà thầu xây dựng, kiểm tra, đệ trình bên A phê duyệt. Thời gian phải đủ để vật liệu được trộn đều (khoảng 2,5 phút với máy trôn 500lít)

    Trình tự đổ vật liệu vào máy trộn: Trước hết đổ 15-20% lượng nước, sau đó đổ ximăng và cốt liệu cùng một lúc, đồng thời đổ dần và liên tục phần nước còn lại. Khi dùng phụ gia thì việc trộn phụ gia phải theo chỉ dẫn của người sản xuất phụ gia.

Trong qua trình trộn để tránh hỗn hợp bê tông bám dính vào thùng trộn, cứ sau 2 giờ làm việc cần đổ vào thùng trộn cốt liệu lớn và nước của một mẻ trôn và quay máy trộn khoảng 5 phút, sau đó cho cát và xi măng vào trộn tiếp theo thời gian qui định.

b.3. Vận chuyển vật liệu :

–  Bê tông đổ bằng máy trộn tại chỗ sẽ được vận chuyển theo phương thẳng đứng bằng vận thăng và tời, vận chuyển ngang bằng xe cải tiến, xe cút kít.

– Các phương tiện vận chuyển phải đảm bảo bê tông không bị phân tầng, kín khít để đảm bảo không làm mất nước xi măng trong khi vận  chuyển.

– Đường vận chuyển phải bằng phẳng tiện lợi.

c . Đổ bê tông :

-Trước khi đổ bê tông: kiểm tra lại hình dáng, kích thước, khe hở của ván khuôn. Kiểm tra cốt thép, sàn giáo, sàn thao tác. Chuẩn bị các ván gỗ để làm sàn công tác .

– Chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 1,5m – 2m để tránh phân tầng bê tông.

– Khi đổ bê tông phải đổ theo trình tự đã định, đổ từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, bắt đầu từ chỗ thấp trước, đổ theo từng lớp, xong lớp nào đầm lớp ấy.

– Dùng đầm bàn cho sàn, đầm dùi cho cột, dầm, tường.

– Chiều dày lớp đổ bê tông tuân theo bảng 16 TCVN4453: 1995 để phù hợp với bán kính tác dụng của đầm.

– Bê tông phải đổ liên tục không ngừng tuỳ tiện, trong mỗi kết cấu mạch ngừng phải bố trí ở những vị trí có lực cắt và mô men uốn nhỏ.

– Khi trời mưa phải che chắn, không để nước mưa rơi vào bê tông. Trong trường hợp ngừng đổ bê tông qua thời hạn qui định ở bảng 18 TCVN 4453:1995.

– Bê tông móng chỉ được đổ lên lớp đệm sạch trên nền đất cứng.

– Đổ bê tông cột có chiều cao nhỏ hơn 5m và tường có chiều cao nhỏ hơn 3m thì nên đổ liên tục.

– Cột có kích thước cạnh nhỏ hơn 40cm, tường có chiều dầy nhỏ hơn15cm và các cột bất kì nhưng có  đai cốt thép chồng chéo thì nên đổ liên tục trong từng giai đoạn có chiều cao 1,5m.

– Cột cao hơn 5m và tường cao hơn 3m nên chia làm nhiều đợt nhưng phải đảm bảo vị trí và cấu tạo mạch ngừng thi công hợp lí

Bê tông dầm và bản sàn được tiến hành đồng thời, khi dầm có kích thước lớn hơn 80cm có thể đổ riêng từng phần nhưng phải bố trí mạch ngừng thi công hợp lý.

d. Đầm bê tông :

Đầm bê tông là nhằm làm cho hỗn hợp bê tông được đặc chắc, bên trong không bị các lỗ rỗng, bên mặt ngoài không bị rỗ, và làm cho bê tông bám chặt vào cốt thép. Yêu cầu của đầm là phải đầm kỹ, không bỏ sót và đảm bảo thời gian, nếu chưa đầm đủ thời gian thì bê tông không được lèn chặt, không bị rỗng, lỗ. Ngược lại, nếu đầm quá lâu, bê tông sẽ nhão ra, đá sỏi to sẽ lắng xuống, vữa ximăng sẽ nổi lên trên, bê tông sẽ không được đồng nhất.

Đối với sàn, nền, mái thì dùng đầm bàn để đầm, khi đầm mặt phải kéo từ từ, các dải chồng lên nhau 5-10cm. Thời gian đầm ở 1 chỗ khoảng 30-50s

Đối với cột, dầm thì dùng đầm dùi để đầm, chiều sâu mỗi lớp bê tông khi đầm dùi khoảng 30-50cm, khoảng cách di chuyển đầm dùi không quá 1,5 bán kính tác dụng của đầm. Thời gian đầm khoảng 20-40s. Chú ý trong quá trình đầm tránh làm sai lệch cốt thép.

e. Bảo dưỡng bê tông :

Bảo dưỡng bê tông tức là thực hiện việc cung cấp nước  đầy đủ cho quá trình thuỷ hoá của xi măng-quá trình đông kết và hoá cứng của bê tông. Trong điều kiện bình thường.Ngay sau khi đổ 4 giờ nếu trời nắng ta phải tiến hành che phủ bề mặt bằng để tránh hiên tượng ‘trắng bề mặt’ bê tông rất ảnh hưởng đến cường độ nhiệt độ 15oC trở lên thì 7 ngày đầu phải tưới nước thường xuyên để giữ ẩm, khoảng 3 giờ tưới 1 lần, ban đêm ít nhất 2 lần, những ngày sau mỗi ngày tưới 3 lần. Tưới nước dùng cách phun (phun mưa nhân tạo), không được tưới trực tiếp lên bề mặt bê tông mới đông kết. Nước dùng cho bảo dưỡng, phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật như nước dùng trộn bê tông. Với sàn mái có thể bảo dưỡng bằng cách xây be, bơm 1 đan nước để bảo dưỡng. Trong suốt quá trình bảo dưỡng, không để bê tông khô trắng mặt.

g . Đổ bê tông một số kết cấu cụ thể :

   Đổ bê tông cột :

– Dùng máng tôn đưa bê tông vào khối đổ qua các cửa sổ.

– Chiều cao rơi tự  do của bê tông không quá 2m để bê tông không bi phân tầng do vậy phải dùng các cửa đổ.

– Đầm được đưa vào trong để đầm theo phương thẳng đứng, khi đầm chú ý đầm kỹ các góc , khi đầm không được để chạm cốt thép.

– Khi đổ đến cử sổ thì bịt cửa lại và tiếp tục đổ phần trên.

– Khi đổ bê tông cột lớp dưới cột thường bị rỗ do các cốt liệu to thường ứ đọng ở đáy nên để khắc phục hiện tượng này trước khi đổ bê tông ta đổ 1 lớp vữa XM có thành phần 1/2 hoặc 1/3 dày khoảng 10 – 20 cm.

   Đổ bê tông sàn :

– Bê tông được lên bằng vận thăng chuyển ra sàn bằng xe cải tiến, xe cút kít.

– Đầm bê tông bằng đầm dùi kết hợp đầm mặt. Đầm dùi để đầm kết cấu dầm, đầm mặt để đầm bản sàn.

Đổ bê tông móng :

– Bê tông được đổ trực tiếp vào khối đổ hoặc qua máng .

– Đầm bê tông bằng đầm dùi.

7. Biện pháp thi công xây.

1. Chỉ tiêu kỹ thuật cho công tác xây.

a. Vữa xây.

– Chiều rộng mạch vữa ngang : 15 – 20mm.

– Chiều rộng mạch vữa đứng : 5 – 10mm.

– Thời gian cho phép sử dụng vữa sau khi trộn không quá 1h.

– Gạch được tưới đủ nước trước khi xây.

– Vữa xây sẽ được trộn đúng theo tỷ lệ và đảo kỹ.

b. Khối xây.

– Để đảm bảo liên kết kết cấu bê tông: trước khi xây khoan vào bê tông hai lỗ fi 8 sâu 7cm, cắm 2 thanh fi 10 dài 20cm làm râu cho tường xây. Khoảng cách có râu thép là 3,4m/3 = 1.1m (5 hàng gạch).

– Gạch xây trình tự theo chiều ngang và sẽ không được xây quá 1.5m chênh lệch theo chiều cao.

– Độ nghiêng cho phép đối với tường xây trong một tầng đảm bảo theo quy phạm.

2. Biện pháp thi công.

a. Chuẩn bị mặt bằng.

– Vệ sinh làm sạch vị trí xây trước khi xây.

– Chuẩn bị chỗ để vật liệu : gạch, vữa xây

– Chuẩn bị dụng cụ chứa vữa xây : hộc gỗ hoặc hộc tôn.

– Chuẩn bị hộc 0.1m3 để đong vật liệu ( kích thước 50 x 50 x 40 cm ).

– Dọn đường vận chuyển vật liệu, từ vận thăng vào, từ máy trộn ra.

– Bố trí các vị trí đặt máy trộn cho các tầng xây khối lượng lớn.

– Chuẩn bị chỗ trộn vữa xây ướt, chuẩn bị nguồn nước thi công.

b. Phương pháp trộn vữa.

– Đong cát, xi măng theo cấp phối khối lượng hoặc cấp phối để tính được Ban quản lý công trình đồng ý và giám sát.

– Dùng máy trộn vữa loại B 251 trộn khô theo tỷ lệ quy định sau đó chuyển đến vị trí xây rồi mới trộn nước để xây.

c. Trình tự thi công.

– Làm sạch bề mặt.

– Lấy mốc, trải vữa lớp dưới dày 15 – 20mm, miết mạch đứng dày 5 – 10mm .

– Xây một lớp để kiểm tra tim cốt, trải vữa liên tục để xây hàng kế tiếp cho đến cốt lanh tô thì dừng lại để chờ lắp lanh tô.

– Xây tiếp phần tường phía trên lanh tô.

– Đối với các phần xây nhỡ các kích thước gạch sẽ được cắt gạch cho phù hợp kích thước khối xây.

8 .Biện pháp thi công lát nền, láng.

8.1) Công tác Lát nền

1. Yêu cầu kỹ thuật :

– Vật liệu lát bằng gạch Ceramic 300×300 cho các phòng, gạch chống trơn 200 x 200  cho khu vệ sinh là loại gạch lát cao cấp, yêu cầu kỹ thuật như sau:

a. Sai số cho phép

– Cao độ theo phương ngang trên bề mặt sai số cho phép 2 ~ 3 mm.

– Không nhìn thấy bằng mắt thường. Mặt lát phải phẳng không gồ ghề lồi lõm cục bộ, kiểm tra bằng thước nhôm có chiều dài 2m, khe hở giữa mặt lát và thước không vượt quá 3mm. Độ dốc và phương dốc của mặt lát phải theo đúng yêu cầu thiét kế, kiểm tra độ dốc bằng ni vô, đổ nước thử hay cho lăn viên bi thép 10mm nếu có chỗ lõm tạo vũng đọng nước phải bóc lên lát lại.

b. Hoàn thiện

– Màu sắc và men gạch theo như bản vẽ.  Các viên gạch lát phải vuông vắn, không cong vênh, sứt góc, không có các khuyết tật khác trên bề mặt, những viên gạch lẻ  bị chặt thì cạnh chặt phải được mài phẳng. Chiều dày của lớp vữa xi măng lót không được quá 15mm, mạch gạch lát sàn : 1.5 mm và được chèn đầy bằng xi măng nguyên chất hoà với nước ( hồ nhão ).

2. Biện pháp thi công

a. Chuẩn bị mặt bằng

– Dọn dẹp vệ sinh mặt nền, tưới nước mặt nền.

– Chuẩn bị máy móc phục vụ thi công.

– Chuẩn bị chỗ để vật liệu : gạch, vữa.

– ở những vị trí có yêu cầu về chống thấm nước như khu vệ sinh trước khi lát phải kiểm tra chất lượng của lớp chống thấm và các lớp vữa lót.

b. Trình tự thi công

– Theo bản vẽ các đường lưới mực sẽ được đánh trên mặt sàn, trắc đạc cung cấp đường vuông góc cho mạch gạch trung tâm.

– Trắc đạc sẽ đánh cốt + 600 mm trên mặt tường bao.

– Mặt phẳng vữa lót sẽ được triển khai trước với cao độ tương đối chính xác cho công tác lát gạch theo như bản vẽ thiết kế.

– Hàng gạch triển khai đầu tiên bắt đầu tại vị trí đường mực cho vuông góc và dây căng sẽ định vị đúng trên sàn. Mạch gạch thẳng hay cong sẽ được kiểm tra chặt chẽ cả hai phía.

– Cao độ sẽ cố định theo đúng bản vẽ, cùng với việc dùng dây căng định vị hai đầu trên tường và dùng thước đo xuống.

– Sau khi đã chắc chắn các bước trên hàng gạch bắt đầu triển khai theo hai cách. Cao độ và độ phẳng của mạch kiểm tra thường xuyên bằng dây căng và thước cũng như về chất lượng sản phẩm.

– Sau khi công việc kết thúc, kỹ sư sẽ kiểm tra và nếu cần thiết sẽ có chỉ dẫn để sửa chữa.

c. Phương pháp làm mạch gạch

– Mạch gạch chèn với vữa xi măng trắng ( đã được chấp thuận, XM trắng + nước).

– Khi chưa chèn mạch, không được đi lại hoặc va chạm lên mạch gạch lát làm bong gạch.

– Mặt sàn được lau sạch và bảo dưỡng bằng nước.

– Hồ xi măng lấp kín mạch gạch theo đúng quy cách và dùng giẻ lau cao su hay các dụng cụ có sẵn.

– Sau thời gian ngắn, vữa làm mạch gạch sẽ được lau sạch bằng giẻ hay miếng xốp,  cho mạch sắc gọn không để xi măng bám dính nếu cần thiết mạch gạch có thể sửa lại.

– Cuối cùng lau sạch lại toàn bộ bề mặt đúng như yêu cầu hoàn thiện.

– Sau khi hoàn tất, kỹ sư nghiệm thu và sửa lại nếu cần thiết. Sau đó mời bên giám sát nghiệm thu và ký.

8.2) Công tác láng

Làm sạch bề mặt lớp láng, những nơi vữa khó bám phải đánh sờm bề mặt và tưới nước xi măng. Lấy cốt cao độ và đắp mốc nơi nào cần độ dốc phải tuân thủ theo thiết kế. Thường xuyên dùng thước tầm 3m và nivô kiểm tra độ ngang bằng và độ dốc theo chỉ dẫn thiết kế của lớp láng. Đảm bảo độ dốc thoát nước theo thiết kế. Sau khi láng xong 1 ngày phải bảo dưỡng lớp láng bằng bao tải ẩm, không được để cho nước chảy qua mặt láng, sau ít nhất 3 ngày mới được đi lại trên mặt lớp láng.

9. Công tác trát, ốp 

9.1Công tác trát 

Nhiệm vụ của lớp trát là bảo vệ tường tránh khỏi các tác động của môi trường bên ngoài. Ngoài ra còn làm tăng tiện nghi và vẻ đẹp của công trình. Yêu cầu của lớp trát là vữa phải bám chắc lấy tường, cột. Lớp trát phải phẳng, thẳng, và bề mặt phải nhẵn. Trước khi trát phải vệ sinh bề mặt tường sau đó tưới nước vừa đủ độ ẩm. Trên mặt phẳng của tường đắp các cữ mốc khoảng cách giữa các cữ mốc từ 1,5 đến 1,8m tuỳ theo bức tường rộng hẹp.Thước tầm 2m của thợ phải được tỳ lên hai cữ để gióng độ phẳng của tường. Những chỗ lõm cần được mạng vữa lên trước để tạo độ bằng phẳng nhất định. Nếu trát dầy hơn 1cm cần phải trát làm nhiều lớp, lớp trước khô xe mặt mới trát lớp sau. Sau khi mạng vữa lên tường cần dùng bàn xoa để xoa cho nhẵn. Chỗ giáp lai giữa hai lần trát rất rễ bị cộm cần phái chú ý đặc biệt. Trát những trụ cột độc lập cần chú ý đến bề rộng của đỉnh cột và chân cột, yêu cầu phải bằng nhau tránh hiện tượng trên to dưới nhỏ làm cho cột mất đi vẻ vững trãi của nó. Việc trát tường được tiến hành khi khối xâyđã đủ độ co ngót để tránh hiện tượng tường xuất hiện vết nứt ngang theo các mạch vữa. ở những nơi thường tiếp xúc với nước cần trát bằng vữa xi măng. Nếu có yêu cầu thì phải đánh màu xi măng, dùng xi măng nguyên chất hoà với nước thành dung dịch lỏng quyét lên bề mặt tường sau đó dùng bay miết bóng. Thời điểm tốt nhất để đánh màu là khi lớp vữa trát còn ẩm. sau khi đánh màu xong khoảng bốn tiếng thì bảo dưỡng thường xuyên.

9.2 công tác ốp

Trước khi ốp phải trát một lớp vữa xi măng cát  tỷ lệ 1:3 theo thể tích. Các viên gạch loại nhỏ gắn trực tiếp lên tường, nếu nặng hơn phải có móc sắt để neo vào tường.Yêu cầu mặt ốp phải phẳng, gạch ốp chặt vào tường, mạch thẳng và đều, chiều rộng mạch nhỏ. Khi ốp thì ốp từ dưới lên, được hàng nào thì chèn vữa đầy cho hàng đó, khi ốp được 3 đến 4 viên thì dùng thước tầm để kiểm tra nếu chưa phẳng thì gõ nhẹ vào thước tầm để tạo độ phẳng. Trước khi ốp cả hàng phải ốp hàng đứng ở hai bên góc tường làm cữ cho cả hàng ngang. ốp xong cả mạch hoà nước xi măng lau mạch. Sau khi ốp xong phải nương nhẹ mặt ốp khoảng 10 ngày cho mặt ốp thật rắn, lấy khăn lau bóng mặt, dùng thanh tre vót bẹt lấy cật để cào những vết vữa bám trên tường.

10. Thi công hệ thống cấp thoát nước.

– Việc lắp đặt các đường ống, phụ kiện, máy bơm phải tuân theo các yêu cầu trong hồ sơ thiết kế và tuân theo quy phạm TCVN 4513 – 1988

Hệ thống cấp thoát nước sử dụng theo đúng thiết kế và TCVN 4519/1998.

– Ống chôn trong sàn, tường phải có độ dốc đạt yêu  cầu sử dụng và phải được cố định, ống chôn dưới đất phải được đặt trong đệm cát.

– Trước khi lắp ống phải được nghiệm thu bằng văn bản theo yêu cầu sau:

+ Cao độ lắp đặt, độ dốc thiết kế.

+ Độ kín nước.

+ Áp lực thử tải cho hệ thống cấp nước là 0,5kg/cm2, thời gian thử tải là 10 phút.

–  Lắp đặt các thiết bị vệ sinh ( theo yêu cầu thiết kế).

– Khi lắp đặt các đường ống sẽ tiến hành cùng với công tác xây dựng. Các đầu ống được che đậy chắc chắn tránh đầu ống bị hư hỏng và các vật liệu khác rơi vào  làm tắc hoặc vỡ ống.

– Trước khi thực hiện việc che phủ các ống ngầm phải được kiểm tra giám sát của bên Chủ đầu tư.

– Các thiết bị được lắp đặt sau khi đã thực hiện xong công tác hoàn thiện.

– Công tác lắp đặt ccác đường ống thoát nước, mương thoát nước sao cho đủ độ dốc tự chảy.

– Các vị trí đường ống xuyên qua sàn được xác định và chờ sẵn trước khi đổ bê tông. Các mỗi tiếp giáp giữa đường ống và bê tông phải được sử lý kỹ càng.

– Các hệ thống cấp thoát nước trước khi đưa vào sử dụng phải được thử áp lực.

– Thoát nước mái: Phần ống tiếp giáp với sênô phải được chèn kỹ bằng ống sành. ống nhựa có phễu thu được lồng ra phía ngoài và được cố định vào tường.

Kinh nghiệm thực tế cho thấy nếu chèn trực tiếp ống nhựa vào điểm thu nước của sê nô mái rất hay bị thấm, vì hai độ vật liệu có độ co dãn khác nhau lớn, dễ bị sinh vết nứt giữa hai mặt tiếp xúc khi nhiệt độ môi trường thay đổi.

11. thi công hệ thống điện

Công tác lắp đặt điện được tiến hành 2 bước:

Bước 1: Tiến hành trước công tác hoàn thiện, lắp đặt các loại dây dẫn, các đế âm tường của ổ cắm, công tắc,ổ chia nhánh…

Các loại dây dẫn phải đúng chủng loại chào thầu, kiểm tra chất lượng trước khi tiến hành lắp đặt.

Các loại dây dẫn chủ được phép nối tại các vị trí ổ cắm, ổ chia nhánh … và được cuốn kỹ bằng băng dính cách điện.

Bước 2: Tiến hành sau công tác hoàn thiện, lắp đặt các nắp ổ cắm công tắc, ổ chia nhánh và các thiết bị khác. Các thiết bị đều được kiểm tra trước khi lắp đặt.

Một số điểm cần chú ý khi lắp thiết bị điện :

Cần phải bắt đầu công tác này ngay từ khi bắt đầu thi công thô để đặt chi tiết chờ đúng vị trí hạn chế việc đục phá bê tông khi lắp đặt.

Sau khi lắp đặt các thiết bị dưới sàn phải kiểm tra kỹ các mối chắp vá, nối, tránh hiện tượng thấm, ngấm. Nếu có hiện tượng ngấm phải xử lý ngay bằng cách láng chống thấm, ngâm nước xi măng đúng quy trình cho đến hết thấm mới được thi công thép.

12 . Thi công hệ thống chống sét

    Hệ thống chống sét đóng vai trò hết sức quan trọng trong ngôi nhà, đặc biệt là nhà cao tầng nó bảo vệ cho công trình, thiết bị, con người trong ngôi nhà tránh được tác động của thiên nhiên.

– Hệ thống kim thu sét phải đúng tiêu chuẩn của kim thu sét khoảng cách các kim trên mái đặt theo đúng thiết kế. Kim được cố định chắc chắn vào mái nhà.

– Các dây nối tiếp đất là các dây thép phi 12 phải được hàn nối đúng kĩ thuật và được kiểm tra kĩ lưỡng, liên kết các bật thép vào tường theo thiết kế.

– Hệ thống tiếp đất quyết định đến tính chất của hệ thống chống sét. Nên các cọc thép tiếp đất phải và dây thép chôn dưới mương phải đúng độ sâu thiết kế. Khi thi công phải kiểm tra bằng đồng hồ đo điện trở của đất và đạt được điện trở theo thiết kế yêu cầu.

– Các công tác hoàn thiện khác : Thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy, lắp cửa nhôm kính, vách ngăn, đổ bê tông nền hè theo đúng bản vẽ thiết kế.

13. thi công phá dỡ giải phóng mặt bằng

Tất cả các công trình cũ nằm trên khu vực thi công nhà 5 tầng cần phá dỡ đều là đều là công trình cũ hỏng một  số là nhà cấp 4 mái lợp ngói và tôn. Một số  là nhà mái  bằng sàn mái là bê tông cốt thép đã thấm  dột suống cấp cần phá  bỏ. Biện pháp phá dỡ cụ chi tiết như sau:

13 . 1 biện pháp phá dỡ các nhà cấp 4

          Vì toàn bộ hệ thống mái và ngói lợp đã hư hỏng nên không còn vật liệu nào có thể tận dụng được. Tiến hành tháo dỡ đến đâu các vật liệu thải được cho lên xe tải có bạt che phủ đổ ra bãi thải của thành phố.

Tiến hành tháo dỡ bằng thủ công. Công nhân tiến hành tháo từng bộ phận của mái từ trên xuống dưới, các kết cấu lớn như xà gồ, vì kèo… được treo buộc cẩn thận và hạ  từ từ xuống mặt đất. Do các kết cấu đã mục nát nên cần chú ý đến công tác an toàn cho công nhân, không đi lại trên các kết cấu nếu không biết chúng có chắc chắn không. Toàn bộ thao tác phá dỡ của công nhân ở trên cao được thực hiện trên sàn công tác là hệ thống giáo thép và có dây an toàn.

Các bức tường thấp  và nhỏ nên được tiến hành đập phá bằng thủ công.công nhân dùng dụng  cụ cầm tay như búa phá dùng máy nén khí, búa tạ để phá dỡ.

13.2 Biện pháp phá  dỡ các nhà  mái bằng khu vệ sinh bể nước.

Đối với nhà mái bê tông cốt thép, dùng máy khoan hơi, máy khoan điện để đục phá các lớp bê tông thành từng ô sau đó dùng máy cắt cắt cốt thép thành từng đoạn để dễ vận chuyển.Lưu ý  các dầm chính chịu lực của kết cấu mái sẽ được phá sau khi các ô sàn đã được phá song theo đúng  trình tự.

Toàn bộ phần móng của các công trình và  phần bể ngầm sẽ được phá dỡ bằng máy xúc gầu nghịch máy sẽ bóc các lớp móng lên đổ lên ô tô vận chuyển .

V. BIỆN PHÁP AN TOÀN, AN NINH TRẬT TỰ, MÔI TRƯỜNG, CỨU   HOẢ

1. VỆ SINH MÔI TRƯỜNG AN NINH TRẬT TỰ

a. Biện pháp chống bụi khi thi công

– Đây là công trình có cả phần phá dỡ công trình cũ nên biện pháp chống bụi khi thi công là rất quan trọng. Dùng vải bạt che xung quanh, những phần việc mang tính chất đập phá cần thường xuyên phun nước để chống bụi. Phế thải, vật tư khi vận chuyển đến, đi bằng ô tô đều phủ kín bạt. Mọi rơi vãi trên đường trong công trình đều được vệ sinh ngay trong ngày làm việc.

– Thường xuyên vệ sinh trên công trường. trong điều kiện thời tiết khô hanh phải dùng biện pháp phun nước để chống bụi.

– Khi trở vật liệu rời như cát, đá, sỏi,…phải có bật che phủ.

– Tập kết vật liệu đúng nơi cho phép, tập kết gọn, có bạt che phủ.

b. Vệ sinh ăn  ở cho công nhân tại công trường

– Khu vực lán trại ở phải thường xuyên quét dọn, có rãnh thoát nước xung quanh lán. Bếp nấu sạch có lưới chống ruồi.

– Nhà vệ sinh bố trí ở nơi xa khu ở, cuối hướng gió và vệ sinh hàng ngày.

– Rác thải trong sinh hoạt được tập trung vào một chỗ sau đó đổ đúng nơi quy định

c. Biện pháp sử lý chất thải, nước thải

– Toàn bộ phế thải được thu dọn ngay nếu điều kiện cho phép, trong trường hợp chỉ cho phép đổ vào giờ quy định thì phải thu gọn không để bừa bãi.

– Đối với nước thải làm các hệ thống rãnh để thoát nhanh chóng, tránh ứ đọng, tắc nghẽn làm ô nhiễm khu vực.

d. biện pháp đảm bảo an ninh trật tự công trường

–  Trước khi tiến hành thi công nhà thầu chúng tôi sẽ làm việc với công an Phường đăng kí tạm trú cho tất cả công nhân thi công trên công trường để tiện quản lí cho địa phương và tránh tình trạng các đối tượng xấu trà trộn vào công trường gây mất  trật tự công trường và khu vực xung quanh.

–  Cổng ra vào công trường có bố trí bảo vệ trực 24/24 đảm bảo chỉ những người có nhiệm vụ thi công mới được ra vào công trường.

– xung quanh công trường có  điện chiếu sáng bảo vệ vào ban  đêm.

– Trước khi tiến hành khởi công chúng tôi sẽ làm biển báo cho nhân dân trong khu vực biết được tên công trình quy mô tính chất công trình và những tác động khi thi công có thể ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

2. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG

a. Đối với người lao động

Tất cả công nhân công ty được công ty phân công làm việc trong công trường đều có đủ điều kiện sau :

– Đủ tuổi theo quy định của nhà nước và là công nhân viên có ký hợp đồng lao động với công ty.

< >Có giấy chứng nhận sức khoẻ đủ điều kiện để lao động.Có đủ chứng chỉ công nhân bậc thợ.

Trên đây là toàn bộ những biện pháp kĩ thuật và tổ chức thi công cơ bản nhất mà nhà thầu dự kiến áp  dụng trong quá trình thi công công trình. Với trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của cán bộ kĩ thuật, với tay nghề cao của công nhân, với những trang thiết bị hiện đại và khả năng hoàn thành công việc đã được kiểm qua các dự án trong nhiều năm qua. Chúng tôi khẳng định rằng nếu được chủ đầu tư lựa chọn và giao thầu, nhà thầu chúng tôi sẽ hoàn thành và bàn giao cho chủ đầu tư một công trình đảm bảo về chất lượng, có tính mỹ thuật cao và bàn giao đúng tiến độ.

Câu hỏi : giàn phơi thông minh

Mật khẩu: "ABCXYZ" (6 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👈


👉 Hiện tại mình đang có bán thư viện xây dựng cũng như các combo khóa học giá cực rẻ cho anh em xây dựng, bao gồm:

🔸1. Kho tài liệu xây dựng 11Gb (thư viện BPTC, thư viện BVTK lĩnh vực XDDD và Giao thông cầu đường): Giá 200k

Link: https://hosoxaydung.com/full-kho-tai-lieu-xay-dung-11gb/

🔸2. Thư viện Sketchup – 700Gb – Giá 299k

Link: https://hosoxaydung.com/thu-vien-sketchup-700gb-gia-299k/

🔸3. Combo 4 khóa học Sketchup cơ bản và nâng cao giá 99k

Link: https://hosoxaydung.com/4-khoa-hoc-sketchup-co-ban-va-nang-cao/

🔸4. Commbo tài liệu học 80 khóa học REVIT - TELKA - ETAP - SAP - BIM ...

Link: https://hosoxaydung.com/commbo-tai-lieu-hoc-80-khoa-hoc-gia-500k

🔸5. Combo khóa học Autocad cơ bản và nâng cao chỉ với 99K

Link: https://hosoxaydung.com/combo-khoa-hoc-autocad-co-ban-va-nang-cao/

🔸6. Combo 15 khóa học Revit từ cơ bản đến nâng cao với chỉ với giá 200k.

Link: https://hosoxaydung.com/15-khoa-hoc-revit-tu-co-ban-den-nang-cao/

🔸7. Combo 7 khóa học Photoshop thực chiến từ nền tảng đến chuyên sâu - Giá 129k

Link: https://hosoxaydung.com/7-khoa-hoc-photoshop-thuc-chien/

🔸8. Combo 8 khóa học tinh học văn phòng từ cơ bản đến nâng cao chỉ với 99k

Link: https://hosoxaydung.com/combo-8-khoa-hoc-tinh-hoc-van-phong-tu-co-ban-den-nang-cao/

Liên hệ: 0904.87.33.88 (Call/Zalo)

Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? Xem Cách Tải

►Group Facebook Hồ Sơ Xây dựng : https://www.facebook.com/groups/hosoxaydung

►Group Facebook Thư viện xây dựng : https://www.facebook.com/groups/tailieunganhxd

►Group Kho bản vẽ - Thiết kế nhà đẹp : https://www.facebook.com/groups/khobanve

►Group 999 Mẫu nhà đẹp 2023 : https://www.facebook.com/groups/999nhadep

►Link nhóm Zalo Hồ Sơ Xây Dựng : https://bit.ly/zalohosoxd

►Link nhóm Zalo Tài liệu Xây dựng :  https://bit.ly/zalotaileuxd

►Link nhóm Zalo Hiệp hội nhà thầu Việt Nam: https://bit.ly/zalonhathauvn

►Nhà thầu Xây dựng-Kiến trúc-Cơ Điện-Nội Thất: https://bit.ly/nhathauuytin

►Group Biện pháp thi công XDDD và CN: https://zalo.me/g/qvkyso862

►Group Biện pháp thi công Cầu đường - Thủy lợi: https://zalo.me/g/hyzzqm273

►Group Bản vẽ thiết kế XDDD-CN: https://zalo.me/g/luldrt443

►Group Bản vẽ thiết kế Cầu đường - Thủy lợi:https://zalo.me/g/ubdlaz229

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *